024.37916621
  • APN
Red River Basin - human activities and climate change

Giới thiệu chung về dự án

1. Giới thiệu chung
       Tải lượng và phát thải cacbon (C) của các dòng sông chịu tác động của cả hai yếu tố tự nhiên và con người. Để hiểu biết rõ về các tác động của tự nhiên và con người đến chu trình C toàn cầu, chúng ta cần phải nghiên cứu ở quy mô địa phương, nơi mà các yếu tố khí hậu và phát triển kinh tế-xã hội khác nhau có thể được tính đến. Tuy nhiên, sự hiểu biết động học theo không gian và thời gian gần đây về sự trao đổi C ở các con sông lớn ở châu Á còn hạn chế. Quan trọng hơn, chưa có ước tính một cách hệ thống về phát thải C từ các dòng sông lớn ở châu Á.
       Sông Hồng (Việt Nam và Trung Quốc) là một ví dụ điển hình về sông Đông Nam Á, chịu tác động mạnh mẽ bởi khí hậu và các hoạt động của con người. Các nghiên cứu trước đây của chúng tôi (dự án IFS, AUF, ...) đã đánh giá và mô phỏng về lưu lượng nước, tải lượng trầm tích và chất dinh dưỡng của toàn bộ hệ thống sông Hồng (Le et al, 2007;. 2009; 2010). Dự án này nhằm định lượng các tải lượng chuyển tải và bốc thoát khí thải (bốc thoát khí hoặc bay hơi) cacbon theo thời gian và không gian. Ảnh hưởng của thay đổi tải lượng trầm tích và các thông số môi trường khác như sử dụng đất, mở rộng thâm canh nông nghiệp, xây dựng hồ chứa và gia tăng dân số tới chuyển tải cacbon trong hệ thống sông Hồng cũng được nghiên cứu. Nghiên cứu này sẽ được thực hiện nhờ ứng dụng mô hình SENEQUE/RIVERSTRAHLER để đánh giá mối liên quan giữa chuyển tải  C ở toàn bộ mạng lưới sông và các vùng ven biển với các hoạt động của con người và điều kiện tự nhiên trong lưu vực. Trong nghiên cứu này, mô hình được ứng dụng để mô tả sự vận chuyển C trong toàn bộ hệ thống sông Hồng cho thời quá khứ và hiện tại, và sau đó được sử dụng cho các kịch bản khác nhau về biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người vào năm 2050s.

Các nội dung chính của dự án:
      1. Hoàn thành cơ sở dữ liệu theo chuỗi thời gian dài năm,từ năm 1960 đến nay (về chất lượng nước sông, và nước thải, khí tượng, thủy văn và các hoạt động của con người…). Các số liệu này được sử dụng để tính toán các tải lượng và khí thải C, cũng như sử dụng cho việc đánh giá chất lượng kết quả của mô hình cho các kịch bản trong quá khứ và  ở hiện tại.
       2. Tính toán tải lượng và bốc thoát khí chứa C từ sông Hồng; Xác định các thông số (địa chất, lượng mưa, các hồ chứa, sử dụng đất,...) ảnh hưởng tới tải lượng và bốc thoát khí chứa C từ con sông này;
       3. Áp dụng mô hình SENEQUE / Riverstrahler  đánh giá ảnh hưởng của con người và tự nhiên tới chất lượng nước sông, bao gồm cả chuyển tải cacbon trong mạng lưới sông Hồng. Sau khi áp dụng thành công mô hình cho các kịch bản thời hiện tại và quá khứ, mô hình được sử dụng để ứng dụng cho các kịch bản trong tương lai, với các thông số như: : (a) biến đổi khí hậu; b) xây dựng các đập nước lớn mới; (c) dân số và đô thị hóa gia tăng; (d) những thay đổi trong sử dụng đất và việc tăng cường các hoạt động nông nghiệp và (e) sự thay đổi trong chính sách xử lý nước thải.
        Các phương pháp nghiên cứu và các nội dung chính của dự án được mô tả trong phần "Kế hoạch thực hiện"
 
        Các kết quả của dự án bao gồm    
      i) Cung cấp một cơ sở dữ liệu dài năm (từ 1960 - nay) của lưu vực sông Hồng: chất lượng nước thải công nghiệp và nông nghiệp; chất lượng nước sông; khí tượng, thủy văn, hồ chứa, dân số, sử dụng đất;    
       ii) Ước tính ảnh hưởng của nguồn thải điểm và nguồn thải phát tán trong vận chuyển C trong hệ thống sông. Tính toán tải lượng C của hệ thống sông Hồng ra biển, và phát thải C từ sông Hồng vào không khí;    
       iii) Cung cấp công cụ mô hình nhằm cải thiện công tác quản lý tài nguyên nước, như đã và đang tồn tại ở một số lưu vực sông ở Châu Âu; nêu ra những thiếu sót trong hiểu biết về quá trình sinh địa hóa trong hệ thống sông, để từ đó cho thấy sự cần thiết phải  nghiên cứu sâu hơn về lưu vực sông Hồng. Mô hình của chúng tôi có thể được chuyển giao cho các sông khác ở Việt Nam và các nước châu Á khác, nhằm xác định các điều kiện cho sự phát triển bền vững;   
       iv) công bố các kết quả nghiên cứu trong các tạp chí quốc tế, hội thảo quốc tế.
      Dự án của chúng tôi đưa ra các kết quả tính toán về chuyển tải và bốc thoát khí chứa C, (cũng như dự báo xu hướng của nó trong tương lai theo một cách toàn diện) của hệ thống sông Hồng, hệ thống sông điển hình của Châu Á, chịu tác động mạnh bởi cả hai yếu tố tự nhiên và con người. Sông Hồng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước cho vùng kinh tế năng động (bao gồm cả phần địa phận Trung Quốc và Việt Nam).  Nghiên cứu như vậy phù hợp với các đường lối ​​chính sách của các chính phủ Trung Quốc, Singapore và Việt Nam về các nghiên cứu nước và môi trường, cũng như tăng cường năng lực của cán bộ nghiên cứu về C và giảm thiểu biến đổi khí hậu.
 
2. Các nước tham gia:

Cơ quan chủ trì: Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên (INPC), Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, VIỆT NAM; (Chủ nhiệm đề tài: TS Lê Thị Phương Quỳnh, email: [email protected])
 
            Các cơ quan phối hợp
1- Viện Công nghệ Môi trường (IET), Viện Hàn lâm KHCNVN, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội, VIỆT NAM (TS DƯƠNG Thị Thủy, email: [email protected] và TS HỒ Tú Cường, email: [email protected])
2- Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, VIỆT NAM (bà Trần Thị Bích Nga, email: [email protected]).
3- Đại học Quốc gia Singapore (NUS), 10 Kent Ridge Crescent, Singapore 119.260, SINGAPORE (GS TS LU XiXi, email: [email protected])
4- Đại học Tài chính và Kinh tế Vân Nam, 237 đường Long quan , Côn Minh 650.221, Trung Quốc (GS Zhou Yue, email: [email protected])
5 - Đại học Pierre - Marie Curie, UMR Metis (Sisyphe cũ) 7619, tầng 4, tòa 56, số 4 Place Jussieu, Paris 75005, Cộng hòa PHÁP (TS BILLEN Gilles, email: gilles.bil[email protected], TS Garnier Josette, email: [email protected])
6 - Viện Nghiên cứu phát triển IRD, Pháp (TS MARCHAND Cyril, IRD, Pháp, [email protected])
 
            Danh sách các cán bộ tham gia
1. TS. Lê Thị Phương Quỳnh, INPC, Việt Nam, [email protected]
2. TS. Dương Thị Thủy, IET, Việt Nam, [email protected]
3. TS HỒ Tú Cường, IET, Việt Nam, [email protected]
4.  KS Trần Thị Bích Nga, MONRE, Việt Nam, [email protected]
5. GS TS LU Xixi, NUS, Singapore, [email protected]
6. TS Garnier Josette, UPMC, Pháp, [email protected]
7. TS BILLEN Gilles, UPMC, Pháp, [email protected]
8. GS TS ZHOU Yue, YNUFE, Trung Quốc, [email protected]
9. TS Marchand Cyril, IRD, Pháp, [email protected]


3. Mục tiêu

       Dự án này nhằm mục đích xác định  tải lượng chuyển tải và bốc thoát khí chứa  C thay đổi theo không gian và thời gian của hệ thống sông Hồng;  đánh giá tác động của sự thay đổi về tải lượng trầm tích và các thông số khác như sử dụng đất, canh tác nông nghiệp thâm canh, xây dựng hồ chứa và dân số tới chuyển tải và bốc thoát khí chứa C.
       Dự án bao gồm các nội dung chính:
      1. Hoàn thành cơ sở dữ liệu dài hạn từ năm 1960 đến nay (chất lượng nước sông và nước thải, khí tượng, thủy văn và các hoạt động của con người). Các số liệu này sẽ được sử dụng để tính toán các tải lượng chuyển tải và phát thải khí chứa C, cũng như sử dụng cho việc hiệu chỉnh các thông số của mô hình cho các kịch bản trong quá khứ và  ở hiện tại.
      2. Tính toán tải lượng và bốc thoát khí chứa C từ sông Hồng; Xác định các thông số (địa chất, lượng mưa, các hồ chứa, sử dụng đất,...) ảnh hưởng tới tải lượng và bốc thoát khí chứa C từ con sông này;
      3. Áp dụng mô hình SENEQUE / Riverstrahler  đánh giá ảnh hưởng của con người và tự nhiên tới chất lượng nước sông, bao gồm cả chuyển tải cacbon trong mạng lưới sông dưới các điều kiện tác động của con người và điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Hồng. Sau khi áp dụng thành công mô hình cho các kịch bản thời hiện tại và quá khứ, mô hình được sử dụng để ứng dụng cho các kịch bản trong tương lai, với các thông số như: : (a) biến đổi khí hậu; b) xây dựng các hồ chứa mới; (c) gia tăng dân số và đô thị hóa; (d) những thay đổi trong sử dụng đất và tăng cường sản xuất nông nghiệp và (e) sự thay đổi trong chính sách xử lý nước thải.
      4. Tăng cường hợp tác khoa học quốc tế (giữa Việt Nam, Trung Quốc, Singapore và Pháp) và đào tạo các nhà khoa học trẻ.
 

4. Nguồn kinh phí
Dự án này có các mã số như sau:
- Mã số năm 1: ARCP2012-11NMY-Quỳnh
- Mã số năm 2: ARCP2013-06CMY-Quỳnh
- Mã số năm 3: ARCP2014-03CMY-Quỳnh
được tài trợ bởi Mạng lưới châu Á-Thái Bình Dương  nghiên cứu những biến đổi toàn cầu (APN) và Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF)


Mạng lưới Châu Á-Thái Bình Dương nghiên cứu những biến đổi toàn cầu (APN)
       Mạng lưới Châu Á-Thái Bình Dương nghiên cứu những biến đổi toàn cầu (APN) là một mạng lưới của chính phủ các nước thành viên nhằm thúc đẩy nghiên cứu biến đổi toàn cầu từ mức độ khu vực, gia tăng sự tham gia của các nước đang phát triển tham gia vào các nghiên cứu đó, và tăng cường sự tương tác giữa cộng đồng khoa học và các nhà hoạch định chính sách.
       Nhiệm vụ của APN là hỗ trợ nghiên cứu về những thay đổi trong các hệ thống hỗ trợ sự sống của Trái đất và tác động của chúng đối với phát triển bền vững trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và các biện pháp và chiến lược dựa trên khoa học, liên kết hiệu quả giữa khoa học và chính sách, và phát triển năng lực khoa học.
       Từ 12 quốc gia vào năm 1996, thành viên của APN hiện nay đã phát triển đến 22 quốc gia: Úc; Nhật Bản; Hàn Quốc; Bangladesh; Lào; Liên bang Nga; Bhutan; Malaysia; Sri Lanka; Campuchia; Mông Cổ; Nước Thái Lan; Trung Quốc; Nepal; Mỹ; Fiji; New Zealand; Việt Nam; Ấn Độ; Pakistan; Indonesia; Philippines.
www.apn-gcr.org

Các tin khác

Đăng nhập để download
Đăng ký thành viên